Liên kết website

 
 

Thống kê truy cập

- Trực tuyến: 8

- Lượt truy cập: 970075

Thăm dò

Bạn đánh giá website này như thế nào?
Tin chuyên ngành

HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ VIỆT NAM QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ (1968-1973) – Tập 2: Những phiên họp đầu tiên

Tập 2: Những phiên họp đầu tiên

Năm 1968, sau hàng loạt những thất bại nặng nề của chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức diễn ra ở Pari. Phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Xuân Thuỷ đứng đầu, đã khẳng định lập trường không thay đổi của Việt Nam là trước tiên Mỹ phải chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, sau đó mới bàn các vấn đề có liên quan của hai bên. Phái đoàn Mỹ do Hariman đứng đầu.

Ở giai đoạn 2, ngày 4/12/1968, Phó đoàn VNDCCH Hà Văn Lâu và Vance chủ yếu là bàn về thủ tục phòng họp, ngôn ngữ sửa dụng trong hội nghị, ai nói trước – nói sau, hình thù cái bàn ngồi họp ra sao… Chỉ riêng chuyện cái bàn, phía Mỹ đã kéo thành 8 cuộc họp, mất gần hai tháng

Ngày 3/1/1969, tại lần họp thứ 8, Vance tiếp tục tranh luận với ông Lâu về chuyện cái bàn.

Ngày 16/1/1969, lần họp thứ 10, theo đề nghị của Liên Xô, bàn tròn không phân biệt ranh giới cụ thể giữa 4 đoàn được các bên đồng ý. Ngôn ngữ thống nhất được sử dụng trong đàm phán là: Tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Pháp được dùng làm chuyển ngữ.

Ngay từ phiên họp chính thức đầu tiên, quan điểm của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đàm phán đã được tuyên bố rõ ràng. Đó là yêu cầu: Hoa Kỳ phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, ngưng lập tức các cuộc oanh tạc miền Bắc và các hành vi quân sự chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một cách vô điều kiện. Đi ngược lại với mong muốn của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phái đoàn Hoa Kỳ tránh né giải quyết vấn đề chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và muốn đưa cuộc chiến tranh ở Việt Nam trở về thời điểm năm 1954.

Đáp lại những luận điệu của Hoa Kỳ, Bộ trưởng Xuân Thủy – Trưởng phái đoàn VNDCCH đã mạnh mẽ chỉ trích thái độ đàm phán của Hoa Kỳ với phát biểu: “Từ sau khi có Hiệp nghị Genève thì việc Mỹ tạo nên ở miền Nam Việt Nam một quốc gia riêng rẽ đồng thời cự tuyệt tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam vào tháng 7 năm 1956 là hoàn toàn trái với Hiệp nghị Genève về Việt Nam. Vì vậy sự tồn tại của cái gọi là “nước Việt Nam Cộng Hòa” với các thể chế quốc gia của nó sau tháng 7 năm 1956 lại càng bất hợp pháp.”
Đến ngày 31/10/1968 giờ Washington, thời điểm hội nghị Paris còn chưa có sự tiến triển, Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt chiến tranh đánh phá miền Bắc, bất chấp sự phản đối của Nguyễn Văn Thiệu – Tổng thống chính quyền Sài Gòn.

“Tôi không biết ai sẽ được bầu cử làm Tổng thống thứ 37 của Hoa Kì vào tháng 1 tới đây. Nhưng tôi biết rằng tôi sẽ cố gắng hết sức trong những tháng sắp tới để làm cho gánh nặng của vị này nhẹ hơn. Tôi sẽ làm tất cả những gì trong quyền hạn của tôi để đi đến nền hòa bình mà vị tân tổng thống và tất cả mọi người Mỹ khác, khẩn khoản ước mong.”

Những tưởng sau bài diễn văn này của Tổng thống Johnson sẽ mang đến hy vọng cho việc đàm phán hòa bình tại Hội nghị Paris sau đó, nhưng tháng 1 năm 1968, Nixon đắc cử vị trí tân Tổng thống Hoa Kỳ, đẩy cuộc chiến tranh tại Việt Nam lên một mức mới, căng thẳng, ác liệt, tàn khốc hơn.

Tìm kiếm

Ảnh hoạt động

chuc tet 4.jpg (101 KB)Viên chức Trung tâm Lưu trữ lịch sử
IMG_0336.jpg (11.71 MB)Viên chức tại Kho lưu trữ lịch sử
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chi Cục Trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ trao kinh phí hỗ trợ bảo quản tài liệu tại thành phố Nha Trang
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chi Cục Trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ trao kinh phí hỗ trợ bảo quản tài liệu tại huyện Vạn Ninh
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chi Cục Trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ trao kinh phí hỗ trợ bảo quản tài liệu tại xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh
Sắc phong Đình Trường Tây, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang
Mở Tráp bảo quản sắc phong Đình Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, Nha Trang
Mở Tráp sắc phong Đình Xuân Phong, xã Vĩnh Phương, Nha Trang
 
 
Prev Next