Liên kết website

 
 

Thống kê truy cập

- Trực tuyến: 7

- Lượt truy cập: 970069

Thăm dò

Bạn đánh giá website này như thế nào?
Tin chuyên ngành

HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ VIỆT NAM QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ (1968-1973) – TẬP 3: VẤN ĐỀ BÀN TRÒN

TẬP 3: VẤN ĐỀ BÀN TRÒN

Kể từ ngày 18/01/1969, Hội nghị Paris về Việt Nam diễn ra với 4 bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn (Việt Nam cộng hòa) mở đầu cho thời gian 04 năm 8 tháng 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 45 đợt gặp riêng của toàn bộ quá trình tiến tới ký kết Hiệp định Paris. Tuy nhiên, trước đó, đã có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề hình thể bàn họp Hội nghị, thể hiện chiến lược và quan điểm bất đồng trong đàm phán của mỗi bên.

c75b8a70-9b3e-4773-80ba-c63b48c96128.jpeg (47 KB)

Ở những phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris về Việt Nam trong năm 1968, phía Mỹ cho là Hội nghị Paris phải là cuộc họp của hai bên: Một bên là Mỹ và chính quyền Sài Gòn, một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mỹ, cố tình phủ nhận vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đến ngày 21/10/1968, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn sẽ cùng tham gia đàm phán.

Trước sự thỏa hiệp của Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn đã ra sức cự tuyệt. Ngày 2/11/1968, chính quyền Sài Gòn từ chối tham dự hòa đàm với lý do: “không đủ thì giờ lập phái đoàn qua Paris”

Ngày 4-11-1968, Hoa Kỳ cứng rắn tuyên bố vẫn sẽ tiến hành cuộc hội đàm với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào thứ tư ngày 6-11-1968. Tuy nhiên, sau khi Nixon trúng cử tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, phát ngôn viên Nhà Trắng tuyên bố đình hoãn vô thời hạn phiên họp 4 bên về Việt Nam tại Paris với lý do chính quyền Sài Gòn cự tuyệt đàm phán.

Đến ngày 4-1-1969, phái đoàn Sài Gòn tại Paris công bố thông cáo về vấn đề thủ tục của Hội nghị Paris, vẫn cố dàn xếp một chiến thuật đàm phán 2 phe.

Thực chất chiến thuật của chính quyền Sài Gòn là cố gắng bác bỏ tư cách độc lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, phá bỏ nguyên tắc mà chính họ đề ra – nguyên tắc vấn đề miền Nam  Việt Nam do các bên miền Nam Việt Nam tự giải quyết.

Sớm nhận biết được toan tính này, ngay sau khi kết thúc vòng đàm phán hai bên, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tỏ rõ lập trường đàm phán bốn bên và chủ trương các phái đoàn phải được bình đẳng, độc lập với nhau và đề nghị một bàn vuông, bốn đoàn ngồi bốn cạnh. Trong vấn đề rút thăm phát biểu, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết yêu cầu tổ chức rút thăm có sự tham dự của 4 bên, bao gồm cả đại diện MTDTGPMNVN và chính quyền Sài Gòn, không phải chỉ giữa đại diện hai phe như Hoa Kỳ đề nghị. Nhưng cả Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đều ra sức cự tuyệt.

Để giải tỏa sự bế tắc, Đại sứ Liên Xô tại Pháp, ông Oborenko đưa ra gợi ý về vấn đề thủ tục của Hội nghị Paris. Theo đó, bàn Hội nghị là một bàn tròn, hai đầu đặt một bàn hình chữ nhật cho thư ký; các phái đoàn tham gia sẽ không đề bảng tên và cắm cờ; thứ tự phát biểu sẽ được quyết định bằng cách nhờ nước chủ nhà Pháp rút thăm. Đây là một giải pháp mang tính dung hòa, có sự nhượng bộ giữa các bên và không thể hiện đó là cuộc đàm phán bốn bên hay hai bên.

Ngày 16-1-1969, không còn lý do để trì hoãn, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn công bố thông cáo chấp nhận đàm phán. Trong thông cáo, chính quyền Sài Gòn cố ý nhắc lại nhiều lần các cụm từ “hai bên”, “phía ta”, “phía bên kia”,… âm mưu khẳng định lập trường “hai phe” trong đàm phán.

Ngày 8-5-1969, nhằm khẳng định vai trò của MTDTGP miền Nam Việt Nam, đập tan chiến thuật đàm phán hai phe của Hoa Kỳ, Trưởng phái đoàn MTDTGPMNVN, ông Trần Bửu Kiếm công bố giải pháp hòa bình 10 điểm, trong đó nêu rõ các giải pháp cho hòa bình bằng việc rút quân đội của Mỹ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, tiến hành tổng tuyển cử, trao đổi tù binh, miền Nam Việt Nam lập chính sách ngoại giao hòa bình trung lập; lập quan hệ ngoại giao cả với Mỹ, nhận viện trợ kinh tế kỹ thuật của mọi quốc gia không kèm theo điều kiện chính trị ràng buộc.

Tuy nhiên, một lần nữa, ánh sáng cho nền hòa bình ở Việt Nam bị dập tắt. Ngày 14-5-1969, Nixon đưa ra “Đề nghị tám điểm” cho vấn đề Việt Nam với hai nội dung chính: Một là, triệt thoái các lực lượng không phải của miền Nam Việt Nam ra khỏi Nam Việt Nam; Hai là, tạo những phương thức mới để cho mỗi đoàn thể quan trọng có dịp tham gia vào đời sống chính trị quốc gia.

Chỉ với nội dung thứ nhất, đã có thể thấy rất rõ sẽ không thể có hòa bình ở Việt Nam khi Hoa Kỳ vẫn khăng khăng đòi có 2 quốc gia riêng biệt ở Việt Nam. Cũng như sẽ còn rất lâu quân đội Hoa Kỳ mới rút khỏi miền Nam Việt Nam. Tháng 5 – 1969, qua 20 phiên họp, Hội nghị Paris về Việt Nam tiếp tục rơi vào bế tắc.

Tìm kiếm

Ảnh hoạt động

chuc tet 4.jpg (101 KB)Viên chức Trung tâm Lưu trữ lịch sử
IMG_0336.jpg (11.71 MB)Viên chức tại Kho lưu trữ lịch sử
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chi Cục Trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ trao kinh phí hỗ trợ bảo quản tài liệu tại thành phố Nha Trang
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chi Cục Trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ trao kinh phí hỗ trợ bảo quản tài liệu tại huyện Vạn Ninh
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chi Cục Trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ trao kinh phí hỗ trợ bảo quản tài liệu tại xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh
Sắc phong Đình Trường Tây, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang
Mở Tráp bảo quản sắc phong Đình Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, Nha Trang
Mở Tráp sắc phong Đình Xuân Phong, xã Vĩnh Phương, Nha Trang
 
 
Prev Next