Liên kết website

 
 

Thống kê truy cập

- Trực tuyến: 7

- Lượt truy cập: 969980

Thăm dò

Bạn đánh giá website này như thế nào?
Tin chuyên ngành

HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ VIỆT NAM QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ (1968-1973) – Tập 4: Cánh cửa đến “hòa bình”

“Ông Nixon sau khi từ Midway trở về Washington tuyên bố về cái quyết định của Mỹ rút 25.000 quân khỏi miền Nam Việt Nam, cho rằng việc này “mở rộng cánh cửa đi đến hòa bình” và đổ lỗi cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ‘phải chịu trách nhiệm vì đã không cùng Mỹ bước qua cánh cửa đó’. Nhưng cái cánh cửa mà ông Nixon mở ra ở Midway không phải là cánh cửa hòa bình mà là cánh cửa chiến tranh.” – Phát biểu của Bộ trưởng Xuân Thủy tại phiên họp thứ 22 ngày19-6-1969 Hội nghị Paris về Việt Nam.

 Để cứu vãn tình hình bi đát do cuộc chiến tranh Việt Nam đưa tới, Nixon đề ra chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với công thức cơ bản là hỗ trợ tăng cường sức mạnh của quân đội Sài Gòn, để giảm dần và thay thế quân viễn chinh Hoa Kỳ tại chiến trường miền Nam Việt Nam, được thực hiện bằng ba biện pháp lớn: Quân sự, bình định và ngoại giao nhằm tiêu diệt và cô lập cách mạng Việt Nam trên trường quốc tế.

Tháng 9-1969, Tổng thống Nixon tuyên bố thực hiện đợt hai của việc rút quân đội Hoa Kỳ khỏi miền Nam Việt Nam. Theo đó, đến tháng 12 -1969, quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam sẽ giảm xuống còn 484.000 quân. Và tính chung trong năm 1969, Hoa Kỳ sẽ rút 60.000 quân – tương đương trên 10% tổng quân số quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Kết hợp với rút quân, trên bàn đàm phán, phái đoàn Mĩ đưa ra những giải pháp chính trị tưởng như rất lý tưởng như:

  • “Hoa Kỳ đề nghị bầu cử tự do do các ủy ban hỗn hợp tổ chức và đặt dưới sự giám sát quốc tế.
  • Hoa Kỳ đã bằng lòng triệt thoái quân đội Mỹ và đồng minh trong vòng 12 tháng.
  • Hoa Kỳ tuyên bố không giữ lại một căn cứ quân sự nào.
  • Hoa Kỳ đã đề nghị thương thuyết về việc ngừng bắn dưới sự giám sát quốc tế để cho công cuộc cùng triệt thoái có thể tiến hành dễ dàng.

Hoa Kỳ sẽ dàn xếp cho việc triệt thoái quân Bắc Việt miễn là có bảo đảm rằng họ sẽ không trở lại nữa.”

Với việc đưa ra yêu cầu “cùng triệt thoái” quân đội Hoa Kì và miền Bắc ra khỏi miền Nam Việt Nam, có thể nhận thấy Nixon vẫn cố chấp với lý luận tồn tại hai quốc gia riêng biệt tại Việt Nam, càn rỡ cho rằng quân đội miền Bắc xâm lược miền Nam Việt Nam, cũng như đẩy quả bóng dư luận về phía VNDCCH, qua đó xoa dịu làn sóng phản đối chiến tranh đang bùng nổ mạnh mẽ ở Hoa Kỳ.

Vạch trần các “sáng kiến” của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, ngay trong phiên họp thứ 22, ngày 19-6-1969, Bộ trưởng Xuân Thủy phát biểu: “Bản thông cáo Midway đã nêu rõ ý đồ của ông Nixon vẫn ngoan cố tiếp tục chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam dưới một hình thức khác bằng cách “phi Mỹ hóa” hay “Việt Nam hóa” nghĩa là dùng người Việt đánh người Việt.”

Bất chấp những phản đối của phái đoàn VNDCCH tại bàn đàm phán Paris, ngày 18-2-1970, trong thông điệp gửi Quốc hội về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thập niên 70, Nixon chính thức công bố kế hoạch cụ thể cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Theo đó, “Việt Nam hóa chiến tranh” được thực hiện qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn thứ nhất, là từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho quân đội Sài Gòn, rút dần quân viễn chinh Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam;
  • Giai đoạn thứ hai, trang bị cho quân đội Sài Gòn đủ sức đương đầu với lực lượng quân Giải phóng, giữ vững được Nam Việt Nam và Đông Dương trong quỹ đạo của Hoa Kỳ;
  • Giai đoạn thứ ba, đi đến kết thúc chiến tranh với việc hình thành ở Việt Nam hai quốc gia riêng biệt.

Ở hội nghị Paris, như tuyên bố ngày 3-11-1969, Nixon chỉ duy trì đàm phán với mục đích xoa dịu dư luận mà không đi vào đàm phán thực chất. Nên 8 tháng sau khi Cabot Lodge từ chức, ngày 9-7-1970, chính quyền Nixon mới cử David Bruce làm trưởng đoàn đàm phán tại Paris, và cũng phải gần 1 tháng sau ngày được bổ nhiệm, David Bruce mới lần đầu tiên đến tham dự đàm phán vào ngày 6-8-1970

Phản đối thái độ của Hoa Kỳ, trong 35 phiên họp liên tiếp của năm 1970 (từ phiên họp thứ 46 ngày 11-12-1969 đến phiên họp thứ 82 ngày 3-9-1970), Trưởng phái đoàn VNDCCH, Bộ trưởng Xuân Thủy không tham dự. Sau đó, từ phiên họp thứ 53 ngày 5-2-1970, Phó trưởng đoàn VNDCCH, ông Hà Văn Lâu trở về Hà Nội. Cùng với thái độ tương tự, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình cũng vắng mặt trong 33 phiên họp liên tiếp (từ phiên họp thứ 49 ngày 8-1-1970 đến phiên họp thứ 84 ngày 17-9-1970). Sau hơn 2 năm nhóm họp, Hội nghị Paris về hòa bình cho Việt Nam tiếp tục rơi vào bế tắc.

Tìm kiếm

Ảnh hoạt động

chuc tet 4.jpg (101 KB)Viên chức Trung tâm Lưu trữ lịch sử
IMG_0336.jpg (11.71 MB)Viên chức tại Kho lưu trữ lịch sử
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chi Cục Trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ trao kinh phí hỗ trợ bảo quản tài liệu tại thành phố Nha Trang
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chi Cục Trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ trao kinh phí hỗ trợ bảo quản tài liệu tại huyện Vạn Ninh
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chi Cục Trưởng Chi cục Văn thư - Lưu trữ trao kinh phí hỗ trợ bảo quản tài liệu tại xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh
Sắc phong Đình Trường Tây, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang
Mở Tráp bảo quản sắc phong Đình Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, Nha Trang
Mở Tráp sắc phong Đình Xuân Phong, xã Vĩnh Phương, Nha Trang
 
 
Prev Next